DIỄN NGÔN VỀ NAM GIỚI
TRONG TRUYỆN NGẮN CHỮ HÁN VIỆT NAM THẾ KỶ XV ĐẾN XIX
TS Nguyễn Đức Toàn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói, vấn đề con người trong văn học trung đại Việt Nam thực chất là sự trình hiện dấu ấn cá nhân trong diễn ngôn về nam giới hoặc cái cá nhân được thiết lập bằng nhãn quan nam giới. Ở loại hình tự sự trung đại Việt Nam, truyện ngắn chữ Hán giữ vai trò tiên phong, chỉ tính riêng các sáng tác ra đời từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX đã như “bước đột khởi” về tư tưởng và nghệ thuật. Với đề tài tình yêu và hôn nhân gia đình, dấu hiệu đổi mới truyện ngắn biểu hiện rõ qua cách hành xử giữa các nhân vật với xã hội, từ đó thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của lớp nhà nho trước những đổi thay của thời đại.
II. NỘI DUNG
Khảo sát các truyện ngắn chữ Hán tiêu biểu từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi chọn nhóm 21 truyện ngắn đề tài tình yêu và hôn nhân gia đình với chuỗi sự kiện, biến cố xoay quanh cặp đôi nam - nữ. Có 45 nhân vật xuất hiện trong nhóm tự sự này, trong đó nhân vật nam giới có mặt khá đông (22/45, chiếm 48,9%).
Chi tiết bài đọc trong File đính kèm.